Kinh
Saddhammapatirupaka
Cái Giả Mạo Chánh Pháp
Thế ta có nghe rằng …
Một lần nọ, Đức Phật ngụ gần Savatthi (thành
Xá-Vệ), trong rừng Jeta (Kỳ-Đà),
ở tu viện Anathapindika (Cấp-Cô-Độc).
Lúc đó, Tỳ-Kheo MahaKassapa đến nơi Đức Phật và, khi tới nơi, sau khi đảnh lễ Đức Phật,
ngồi sang một bên.
Trong khi đang ngồi, ông hỏi Đức Phật điều sau đây:
"Cái gì là nguyên
nhân, đấng thế tôn, cái gì là lý do tại sao …
trước kia, có ít giới cấm tuy nhiên có được nhiều tăng sĩ kiến lập được sự ngộ đạo cuối cùng
(hiểu trong trí tuệ những bí ẩn của tâm linh), trong khi bây giờ, có nhiều giới cấm tuy nhiên, lại có ít tăng sĩ kiến lập được sự ngộ đạo cuối cùng?"
Đức Phật trả lời thế này:
"Đây là cách nó phải là, Kassapa.
Khi chúng sanh bị mất phẩm chất và thoái hoá và Chánh
Pháp đang biến mất dần, thì có nhiều giới cấm tuy nhiên lại có ít tăng sĩ kiến lập được sự ngộ đạo cuối cùng.
Không hề có sự biến mất của Chánh Pháp một khi cái giả mạo Chánh Pháp chưa xuất khởi trên thế gian; nhưng sẽ có sự biến mất (nghi ngờ tính
xác thực) của Chánh Pháp khi cái giả mạo Chánh Pháp đã xuất khởi trên thế gian.
Cũng như không hề có việc biến mất của vàng một khi vàng giả chưa xuất khởi trên thế gian; nhưng sẽ có sự biến mất (nghi ngờ rằng cái
nào là xác thực cái nào là không xác thực) của vàng khi vàng giả đã xuất khởi trên thế gian… tương tự như vậy không hề có sự biến mất của Chánh Pháp một khi cái giả mạo Chánh Pháp chưa xuất khởi trên thế gian; nhưng sẽ có sự biến mất của Chánh Pháp khi cái giả mạo Chánh Pháp đã xuất khởi trên thế gian.
Không phải một sự kiện có tính chất của đất làm Chánh Pháp biến mất…
như là đất lở hoặc tuyết lở.
Không phải một sự kiện có tính chất của nước làm Chánh Pháp biến mất…
như là lũ lụt hoặc bão biển.
Không phải một sự kiện có tính chất của lửa làm Chánh Pháp biến mất…
như là lửa cháy hoang hoặc cháy rừng.
Không phải một sự kiện có tính chất của gió làm Chánh Pháp biến mất…
như là
gió bão hoặc bão nhiệt đới.
Chính những người vô dụng, phát khởi ngay tại đây trong Tăng-Già, là những người khiến Chánh Pháp biến mất.
Chánh Pháp, tuy nhiên,
không biến mất một lúc …
như một chiếc thuyền chìm xuống đáy sâu.
Có năm đặc tính ô uế mà góp phần làm Chánh Pháp lung lay, rối ren, và biến mất.
Năm cái nào?
Khi các sư, ni, và phật tử hành xử theo những cách sau đây …
Họ sống mà không tôn trọng hoặc quan tâm (giữ lễ) với Bậc Thầy.
Họ sống mà không tôn trọng hoặc quan tâm (giữ lễ) với Pháp.
Họ sống mà không tôn trọng hoặc quan tâm (giữ lễ) với Tăng.
Họ sống mà không tôn trọng hoặc quan tâm (giữ lễ) với sự Tu
Hành.
Họ sống mà không tôn trọng hoặc quan tâm (giữ lễ) với Thiền Định.
Đây là năm đặc tính ô uế mà góp phần làm Chánh Pháp lung lay, rối ren, và biến mất.
Có năm đức tính góp phần làm Chánh Pháp vững chắc, rõ ràng, và không biến mất.
Năm cái nào?
Khi các sư, ni, và phật tử hành xử theo những cách sau đây …
Họ sống mà có tôn trọng và quan tâm (giữ lễ) với Bậc Thầy.
Họ sống mà có tôn trọng và quan tâm (giữ lễ) với Pháp.
Họ sống mà có tôn trọng và quan tâm (giữ lễ) với Tăng.
Họ sống mà có tôn trọng và quan tâm (giữ lễ) với sự Tu
Hành.
Họ sống mà có tôn trọng và quan tâm (giữ lễ) với Thiền Định.
Đây là năm đức tính góp phần làm Chánh Pháp vững chắc, rõ ràng, và không biến mất.
No comments:
Post a Comment