Tuesday, January 28, 2014

Kinh Anattalakkhana - Bài Giảng về Tính Chất của sự Tồn Tại Không-Thân (Vô-Ngã Tướng)


Kinh Anattalakkhana

Bài Giảng về Tính Chất của

sự Tồn Tại Không-Thân (Vô-Ngã Tướng)



(Bài nói đu tiên v  Tâm ca Trí Tu Tuyt Đi)



Thế ta có nghe rằng…

Một lần nọ Đức Phật [Bậc Thức Tỉnh] ngự ở Vườn Lộc Uyển tại Isipatana (rừng Tiên Uyển), gần Banāras (thành Ba-La-Nại).



Ở đó, ngài nói với một nhóm gồm năm vị tỳ kheo [bhikkhus]



Hình Tướng (vật thể) [rùpa] không phải là thân.

Nếu hình tướng là thân, hình tướng sẽ không dẫn tới việc gây khổ.

Có thể nói được rằng, về hình tướng…

‘Hãy để hình tướng là như thế này. Hãy để hình tướng đừng như thế kia.’

Tuy nhiên, vì hình tướng không phải là thân, hình tướng dẫn tới việc gây khổ.

Và như vậy, không thể nói được rằng, về hình tướng…

‘Hãy để hình tướng là như thế này. Hãy để hình tướng đừng như thế kia.’



Giác Cảm (cảm xúc) [vedana] không phải là thân.

Nếu giác cảm là thân, giác cảm sẽ không dẫn tới việc gây khổ.

Có thể nói được rằng, về giác cảm…

‘Hãy để giác cảm là như thế này. Hãy để giác cảm đừng như thế kia.’

Tuy nhiên, vì giác cảm không phải là thân, giác cảm dẫn tới việc gây khổ.

Và như vậy, không thể nói được rằng, về giác cảm…

‘Hãy để giác cảm là như thế này. Hãy để giác cảm đừng như thế kia.’

  
Nhận Thức (quan niệm) [sañña] không phải là thân.

Nếu nhận thức là thân, nhận thức sẽ không dẫn tới việc gây khổ.

Có thể nói được rằng, về nhận thức…

‘Hãy để nhận thức là như thế này. Hãy để nhận thức đừng như thế kia.’

Tuy nhiên, vì nhận thức không phải là thân, nhận thức dẫn tới việc gây khổ.

Và như vậy, không thể nói được rằng, về nhận thức …

‘Hãy để nhận thức là như thế này. Hãy để nhận thức đừng như thế kia.’



Sự Hình Thành Ý (chủ ý) [sankharas] không phải là thân.

Nếu sự hình thành ý là thân, sự hình thành ý sẽ không dẫn tới việc gây khổ.

Có thể nói được rằng, về sự hình thành ý…

‘Hãy để sự hình thành ý là như thế này. Hãy để sự hình thành ý đừng như thế kia.’

Tuy nhiên, vì sự hình thành ý không phải là thân, sự hình thành ý dẫn tới việc gây khổ.

Và như vậy, không thể nói được rằng, về sự hình thành ý…

‘Hãy để sự hình thành ý là như thế này. Hãy để sự hình thành ý đừng như thế kia.’



Ý Thức [viññana] không phải là thân.

Nếu ý thức là thân, ý thức sẽ không dẫn tới việc gây khổ.

Có thể nói được rằng, về ý thức…

Hãy để ý thức là như thế này. Hãy để ý thức đừng như thế kia.

Tuy nhiên, vì ý thức không phải là thân, ý thức dẫn tới việc gây khổ.

Và như vậy, không thể nói được rằng, về ý thức…

Hãy để ý thức là như thế này. Hãy để ý thức đừng như thế kia.

  
Các ông nghĩ sao, các tỳ kheo [bhikkhus]

Hình Tướng là trường tồn [nicca] hay không trường tồn [anicca]?

     “Không trường tồn [anicca], thưa Đấng Đáng Kính [bhante].”

Vậy thì cái, mà không trường tồn [anicca], là lạc phúc [sukha] hay khổ ải [dukkha]?

     “Khổ ải [dukkha], thưa Đấng Đáng Kính [bhante].”

Vậy có thích hợp để nói về cái không trường tồn [anicca], khổ ải [dukkha], và phải chịu sự thay đổi là:

‘Đây là của ta. Đây là tự thân ta. Đây chính là ta.?’

     “Không, thưa Đấng Đáng Kính [bhante].”

  
Các ông nghĩ sao, các tỳ kheo [bhikkhus]

Giác Cảm là trường tồn [nicca] hay không trường tồn [anicca]?

     “Không trường tồn [anicca], thưa Đấng Đáng Kính [bhante].”

Vậy thì cái, mà không trường tồn [anicca], là lạc phúc [sukha] hay khổ ải [dukkha]?

     “Khổ ải [dukkha], thưa Đấng Đáng Kính [bhante].”

Vậy có thích hợp để nói về cái không trường tồn [anicca], khổ ải [dukkha], và phải chịu sự thay đổi là:

‘Đây là của ta. Đây là tự thân ta. Đây chính là ta.?’

     “Không, thưa Đấng Đáng Kính [bhante].”

  
Các ông nghĩ sao, các tỳ kheo [bhikkhus]

Nhận Thức là trường tồn [nicca] hay không trường tồn [anicca]?

     “Không trường tồn [anicca], thưa Đấng Đáng Kính [bhante].”

Vậy thì cái, mà không trường tồn [anicca], là lạc phúc [sukha] hay khổ ải [dukkha]?

     “Khổ ải [dukkha], thưa Đấng Đáng Kính [bhante].”

Vậy có thích hợp để nói về cái không trường tồn [anicca], khổ ải [dukkha], và phải chịu sự thay đổi là:

‘Đây là của ta. Đây là tự thân ta. Đây chính là ta.?’

     “Không, thưa Đấng Đáng Kính [bhante].”

  
Các ông nghĩ sao, các tỳ kheo [bhikkhus]

Sự Hình Thành Ý là trường tồn [nicca] hay không trường tồn [anicca]?

     “Không trường tồn [anicca], thưa Đấng Đáng Kính [bhante].”

Vậy thì cái, mà không trường tồn [anicca], là lạc phúc [sukha] hay khổ ải [dukkha]?

     “Khổ ải [dukkha], thưa Đấng Đáng Kính [bhante].”

Vậy có thích hợp để nói về cái không trường tồn [anicca], khổ ải [dukkha], và phải chịu sự thay đổi là:

‘Đây là của ta. Đây là tự thân ta. Đây chính là ta.?’

     “Không, thưa Đấng Đáng Kính [bhante].”

  
Các ông nghĩ sao, các tỳ kheo [bhikkhus]

Ý Thức là trường tồn [nicca] hay không trường tồn [anicca]?

     “Không trường tồn [anicca], thưa Đấng Đáng Kính [bhante].”

Vậy thì cái, mà không trường tồn [anicca], là lạc phúc [sukha] hay khổ ải [dukkha]?

     “Khổ ải [dukkha], thưa Đấng Đáng Kính [bhante].”

Vậy có thích hợp để nói về cái không trường tồn [anicca], khổ ải [dukkha], và phải chịu sự thay đổi là:

‘Đây là của ta. Đây là tự thân ta. Đây chính là ta.?’

     “Không, thưa Đấng Đáng Kính [bhante].”

  
Và do đó, các tỳ kheo [bhikkhus]…



Tất cả Hình Tướng [rùpa], dù trong quá khứ, hiện tại, hoặc vị lai; dù thuộc nội thân hay ngoại thân của một người và/hoặc người khác; dù thô thiển hay tinh tế; dù tầm thường hay tuyệt diệu; dù xa hay gần… bắt buộc, thông qua sự Hiểu Biết Chân Chính [Samma-Ditthi], được nói tới như thế này: ‘Đây không phải của ta. Đây không phải tự thân ta. Đây không phải là ta.’



Tất cả Giác Cảm [vedana], dù trong quá khứ, hiện tại, hoặc vị lai; dù thuộc nội thân hay ngoại thân của một người và/hoặc người khác; dù thô thiển hay tinh tế; dù tầm thường hay tuyệt diệu; dù xa hay gần… bắt buộc, thông qua sự Hiểu Biết Chân Chính [Samma-Ditthi], được nói tới như thế này: ‘Đây không phải của ta. Đây không phải tự thân ta. Đây không phải là ta.’’



Tất cả Nhận Thức [sañña], dù trong quá khứ, hiện tại, hoặc vị lai; dù thuộc nội thân hay ngoại thân của một người và/hoặc người khác; dù thô thiển hay tinh tế; dù tầm thường hay tuyệt diệu; dù xa hay gần… bắt buộc, thông qua sự Hiểu Biết Chân Chính [Samma-Ditthi], được nói tới như thế này: ‘Đây không phải của ta. Đây không phải tự thân ta. Đây không phải là ta.’



Tất cả Sự Hình Thành Ý [sankharas], dù trong quá khứ, hiện tại, hoặc vị lai; dù thuộc nội thân hay ngoại thân của một người và/hoặc người khác; dù thô thiển hay tinh tế; dù tầm thường hay tuyệt diệu; dù xa hay gần… bắt buộc, thông qua sự Hiểu Biết Chân Chính [Samma-Ditthi], được nói tới như thế này: ‘Đây không phải của ta. Đây không phải tự thân ta. Đây không phải là ta.’



Tất cả Ý Thức [viññana], dù trong quá khứ, hiện tại, hoặc vị lai; dù thuộc nội thân hay ngoại thân của một người và/hoặc người khác; dù thô thiển hay tinh tế; dù tầm thường hay tuyệt diệu; dù xa hay gần… bắt buộc, thông qua sự Hiểu Biết Chân Chính [Samma-Ditthi], được nói tới như thế này: ‘Đây không phải của ta. Đây không phải tự thân ta. Đây không phải là ta.’



Đã thấy như vậy, một đệ tử hiểu biết của Bậc Cao Thượng trở nên…



chán chường và tỉnh mê về Hình Tướng (vật thể) [rùpa];

chán chường và tỉnh mê về Giác Cảm (cảm xúc) [vedana];

chán chường và tỉnh mê về Nhận Thức (quan niệm) [sañña];

chán chường và tỉnh mê về Sự Hình Thành Ý (chủ ý) [sankharas];

chán chường và tỉnh mê về Ý Thức [viññana].



Chán chường và tỉnh mê, một người trở nên hết đam mê.



Hết đam mê, một người trở nên buông xả.



Thông qua buông xả, một người trở nên giải thoát.



Với sự giải thoát, dẫn đến trí tuệ, ‘Ta đã giải thoát.’



Một người từ đó biết rằng…

‘Sinh đã trở thành không còn nữa.’

‘Cuộc đời thánh thiện trong tinh khiết đã được viên mãn.’

‘Những gì nên làm đã được làm.’

‘Không còn gì hơn nữa để làm, trên cuộc đời này.’



Đây là nghững gì Đức Phật [Bậc Thức Tỉnh] đã nói.



Vui mừng, cả nhóm năm vị tỳ kheo [bhikkhus] hoan hỷ trong những lời của Đức Phật [Bậc Thức Tỉnh].



Trong khi bài giảng này đang được nói, tâm ý của năm vị tỳ kheo [bhikkhus] được tẩy sạch từ những ô uế của họ, mà  không còn chút gì vướng lại.



Lúc đó có sáu vị A La Hán [người hoàn thiện] trên thế gian.

No comments: